Thứ Ba, 10 tháng 1, 2023

Tìm Hiểu Độ Rọi Và Công Thức Tính Độ Rọi

Độ rọi là gì? Tìm hiểu công thức tính độ rọi lux.
Độ rọi là gì? Công thức tính độ rọi lux ? độ rọi trong tiêu chuẩn TCVN như thế nào? Và tìm hiểu cách tính số lượng đèn đủ trong nhà của bạn.

Độ rọi là gì? Công thức tính độ rọi Lux

Khi bạn quyết định chọn lựa cho mình loại đèn led với chất lượng tốt và phù hợp với nhu cầu của mình là việc không hề đơn giản. Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến quyết định của bạn như: đèn loại gì, màu sắc của đèn, kiểu dáng đèn, mức độ chiếu sáng thế nào... để phù hợp với không gian sống của bạn. Một trong số những yếu tố để tính toán, đo mức độ sáng của đèn chính là độ rọi đèn led.

Vậy độ rọi là gì? Công thức tính độ rọi lux là gì? độ rọi trong tiêu chuẩn TCVN như thế nào? Và cách tính số lượng đèn đủ trong nhà của bạn. Besun led light sẽ giới thiệu cho bạn:

Độ rọi là gì?

Độ rọi hay độ chiếu sáng có tên tiếng anh là illuminance. Theo QCVN 22:2016/BYT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng - mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc. Định nghĩa độ rọi là độ sáng của một vật được một chùm tia chiếu sáng vào, hay chỉ số biểu hiện của quang thông trên 1 đơn vị diện tích bề mặt mà mắt người cảm nhận được độ sáng mạnh hay yếu.

Độ rọi là gì?Tìm hiểu độ rọi là gì? Công thức tính độ rọi lux trong chiếu sáng?

Lux là gì? độ rọi trung bình là gì? Ký hiệu và đơn vị đo độ rọi.

Lux (lx) là đơn vị đo của độ rọi được xác định theo hệ mét cho độ chiếu sáng trên bề mặt, ký hiệu là E

Độ rọi chiếu sáng trung bình là các mức Lux trung bình đo được tại các điểm khác nhau của một khu vực sác định. Một lux tính bằng một Lumen trên mỗi mét vuông.

Độ rọi duy trì (Em) tên viết tiếng anh viết tắt của maintained illuminace. Độ rọi sáng trung bình cho phép tối thiểu theo tiêu chuẩn QCVN 22:2016/BYT. Độ rọi trung bình trên bề mặt quy định không được nhỏ hơn giá trị (Em) này.

Công thức tính độ rọi lux trong chiếu sáng:

Để đơn giản hơn, ta có công thức tính độ rọi lux dựa trên định luật độ rọi có tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách:

E = I / d ²

Trong đó: I: cường độ sáng
d: khoảng cách từ nguồn sáng đến bề mặt chiếu sáng

Hay có một cách thuận tiên hơn trong công thức tính độ rọi lux này: E1 d1 ² = E2 d2 ²

Ví dụ: Nếu đo khoảng cách của đèn một bòng led Besun downlight âm trần DB - Series 12W khoảng cách 4m đo được độ rọi là 93lux thì độ rọi tính toán ở khoảng cách 2m là bao nhiêu?

Lời giải:                                                                         E1 = (d2 / d1)² * E2 

                         = (4 / 2)² * 93 Lux = 372 Lux

Độ rọi sáng của đèn âm trần DB - Series 12WĐộ rọi sáng của đèn âm trần DB Series 12W

Phương pháp đo và cách đo độ rọi? Sử dụng các thiết bị, máy và phần mềm đo độ rọi.

Đo độ rọi hay độ chiếu sáng của văn phòng hay vị trí bàn làm việc để biết được độ sáng đó có đảm bảo hay không là việc làm cần thiết. Hiện tại ngoài  công thức tính độ rọi lux như bên trên, chúng ta còn có có nhiều phương pháp và cách để xác định như sử dụng thiết bị đo độ rọi chuyên dụng. Hoặc đơn giản hơn có thể đo độ rọi trực tiếp trên các app điện thoại.

Đo độ rọi sử dụng thiết bị chuyên dụng

Sử dụng các thiết bị cầm tay hay máy đo độ rọi đơn giản để đo được chất lượng nguồn sáng trên bề mặt phằng. Hiện tại trên thị trường có 2 loại máy đo. Loại có sensor cảm biến ánh sáng và thân máy tách rời và loại tích hợp sensor vào bên trong thân máy.

Phương pháp đo đơn giản, chỉ việc đặt sensor trên bề mặt cần đo sao cho cảm biến vuông góc với phương chiếu sáng. Thân máy có màn hình LCD sẽ hiển thị chính xác độ rọi tại vị trí đo.

Máy kiểm tra độ rọiĐộ rọi là gì? máy kiểm tra độ rọi

Đo độ rọi sử dụng điện thoại:

Hiện tại trên điện thoại có nhiều app có thể đo được độ rọi sáng, bạn có thể tìm hiểu và tải về. Phương pháp đo tương tự như sử dụng với thiết bị. Bề mặt điện thoại cảm ứng có chức năng tương tự như sensor cảm biến ánh sáng. Bạn chỉ cần đặt màn hình cảm ứng điện thoại vuông góc với nguồn phát sáng là có thể hiển thị chính xác thông số độ rọi Lux.

Độ rọi của đèn led để bàn BesunĐộ rọi là gì? Độ rọi của đèn led để bàn Besun - 1596 lux

Sử dụng phần mềm tính toán độ rọi chiếu sáng chuyên dụng:

Ngoài các phương pháp đo kể trên, đội ngũ thiết kế chiếu sáng Besun có thể tính được độ sáng bằng cách sử dụng phần mềm chiếu sáng chuyên dụng. Bạn có thể tham khảo bộ phần mềm chiếu sáng Dialux để tính toán và bố trí đèn cho căn nhà của bạn.

Tính toán độ rọi chiếu sáng bằng phần mềmTính toán độ rọi chiếu sáng bằng phần mềm thay thế cho công thức tính độ rọi lux thông thường

Độ rọi của ánh sáng mặt trời, bóng đèn huỳnh quang và của đèn led:

Do bị ảnh hưởng từ nhiều nguồn khác nhau như: mây, mưa, thời gian trong ngày... Ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt đất luôn có giá trị thay đổi, phụ thuộc vào trạng thái và thời điểm đo. Độ rọi sáng của ánh sáng mặt trời vào ban ngày có giá trị dao động từ 32000-100.000 lux. Ánh mặt trời vào hoàng hôn hay bình minh được đo khoảng 400Lux.

Hiệu suất phát sáng các loại đènHiệu suất phát sáng các đèn

So sánh về hiệu suất phát sáng của các loại đèn thì đèn dây tóc được cho là có hiệu suất phát quang thấp nhất 11-19lm/W. Độ rọi của bóng đèn huỳnh quang và đèn led được cho là tương đương nhau, hiệu suất phát sáng trung bình khoảng từ 60-100lm/w. Tuy nhiên đèn led có nhiều ưu điểm vượt trội hơn như: khả năng điều chỉnh được độ sáng, không nhấp nháy.... Ngoài ra, với công nghệ hiện đại đèn led đã được cải thiện hiệu suất phát sáng lên khá nhiều, đạt tầm 130lm/w đối với đèn Besun Led Light.

Độ rọi tiêu chuẩn là gì?

Các bạn tìm hiểu thêm độ rọi tiêu chuẩn QCVN 22:2016/BYT tại đây: 22_2016_TT-BYT

Độ rọi tiêu chuẩn trong nhà ởTiêu chuẩn độ rọi là gì trong nhà ở?

Theo bảng tiêu chuẩn về công thức tính độ rọi lux trong nhà ở thì:

- Phòng khách có độ rọi tiêu chuẩn >300lux

- Độ rọi tiêu chuẩn tại phòng ngủ, hành lang, cầu thang và ban công >100lux

- Độ rọi tiêu chuẩn tại những khu vực cần sự tập trung như: phòng bếp, phòng ăn, phòng đọc sách, phòng học, làm việc >500lux.

- Đối với tầng hầm chỉ cần duy trì độ sáng thấp hơn, với độ rọi tiêu chuẩn >75 lux

Đối với độ rọi trong nhà xưởng hay cho các khu vực sản xuất. Chi tiết hơn các bạn tham khảo QCVN 22:2016/BYT: 22_2016_TT-BYT





https://bit.ly/3CzHWGb

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nguồn Dòng và Nguồn Áp: Giải Thích Chi Tiết, Ưu Nhược Điểm và Lời Khuyên

 Trong lĩnh vực điện tử, nguồn dòng và nguồn áp  là hai thành phần rất quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về hai ...