Thứ Hai, 8 tháng 5, 2023

Nên Chọn Nguồn Dòng Hay Nguồn Áp Cho Đèn LED


Tìm kiếm cho mình một bộ nguồn đèn LED đúng loại thường sẽ khó khăn hơn bạn nghĩ rất nhiều bởi bộ nguồn driver có nhiều thông số cũng như nhiều sự lựa chọn khác nhau, nguồn dòng và nguồn áp cũng là một câu hỏi đau đầu không kém….

Nên chọn lựa nguồn dòng hay nguồn áp cho đèn LED

Nguồn dòng và nguồn áp: Đèn LED được sử dụng phổ biến ở tất cả mọi nơi từ những ứng dụng trong trung tâm thương mại, trong gia đình hay cả trên cabin của máy bay. Để cho đèn LED được chiếu sáng một cách ổn định đòi hỏi nguồn điện cấp cho nó phải đảm bảo được sự cân bằng chính xác giữa dòng điện và điện áp cấp vào. Có rất nhiều yếu tố cần xem xét khi chọn bộ nguồn đèn Led cho phù hợp và Besun LED Light sẽ giới thiệu cho bạn kỹ hơn trong bài hướng dẫn này.

Nguồn dòng và nguồn ápNguồn dòng và nguồn áp

Có một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn bộ nguồn đèn Led đó là chọn loại nguồn đèn LED với dòng điện không đổi (nguồn dòng) hay chọn bộ nguồn LED với điện áp không đổi (nguồn áp). Thông thường khi mua nguồn, hầu hết chúng ta sẽ chọn nguồn 5V, 12V hay 24V, vậy tại sao các nhà cung cấp lại sản xuất thêm bộ nguồn dòng điện không đổi cho đèn LED? Làm thế nào để phân biệt được hai loại driver này?

1. Nguồn đèn LED là gì?

Nguồn đèn LED hay bộ nguồn driver là một trong số những bộ phận quan trọng để tạo thành bộ sản phẩm đèn LED hoàn chỉnh. Bộ nguồn LED là một thiết bị điện tử dùng để chuyển đổi nguồn điện xoay chiều AC sang nguồn điện 1 chiều DC.

Cấu tạo bộ nguồn đèn LEDCấu tạo bộ nguồn đèn LED

Tùy thuộc vào thông số điện áp và dòng điện của chip LED, bộ nguồn phải đáp ứng được những yêu cầu cần thiết nhất để đảm bảo cho đèn LED hoạt động một cách ổn định nhất. Có 2 loại nguồn led được sử dụng để cấp nguồn đó là: nguồn LED ổn định dòng và nguồn LED ổn định áp:

2. Nguồn đèn LED dòng điện không đổi (nguồn dòng) là gì?

Định nghĩa nguồn dòng:

Nguồn LED ổn định dòng hay nguồn dòng (Current source) là thiết bị điện tử được thiết kế mà phần điện áp đầu ra có thể dịch chuyển trong một phạm vi nhất định và dòng điện đầu ra luôn luôn ổn định (mA). Nguồn dòng là nguồn có dòng điện ra không đổi, điện áp ra biến đổi được trong một khoảng cách nào đó. Dòng điện ra ổn định và không phụ thuộc vào đặc tính, tính chất của tải.

Đèn LED được thiết kế để hoạt động ổn định khi dòng điện không đổi và yêu cầu phải được cấp nguồn một cách ổn định được quy định bằng mili-ampe (mA) hoặc Ampe (A). Các loại nguồn ổn dòng cấp nguồn đèn LED dạng này sẽ luôn duy trì dòng điện không đổi trong toàn bộ hệ thống của đèn LED.

Nguồn dòng Lifuld 40WNguồn dòng Lifuld 40W

Nếu nguồn LED không được giữ ở mức ổn định thì chip LED khi hoạt động sẽ tạo ra nhiều mức dòng điện cao hơn so với mức dòng điện tiêu chuẩn. Dòng điện ở mức cao sẽ làm cho đèn LED sáng hơn, đồng thời cũng làm cho nhiệt độ chip LED tăng lên, dẫn điến tuổi thọ của đèn LED sẽ giảm xuống một cách nhanh chóng.

Các loại nguồn dòng phổ biến:

Nguồn dòng điện tử dựa trên Transistor/ FET: Là loại nguồn dòng dựa trên sử dụng Transistor - BJT (Bipolar Junction Transistor) hay MOSFET - (Metal-Oxide-Semiconductor Field-Effect Transistor) để kiểm soát và điều chỉnh dòng điện trong mạch. Dòng điện đầu ra được giữ ổn định và không đổi trong mạch bất kể sự thay đổi của điện áp đầu vào hay điện áp của tải. Nguồn dòng MOSFET thường sử dụng có tải lớn và tốc độ đáp ứng nhanh

Nguồn dòng điện tử dựa trên diode: Diode là một linh kiện bán dẫn chỉ cho phép dòng điện chảy theo một hướng. Với sự kết hợp của một diode Zener và một transistor, bạn có thể tạo ra một nguồn dòng điện tử. Sự kết hợp giữa Diot Zener ổn định điện áp đầu vào với Transistor là phương pháp đơn giản để tạo ra nguồn dòng. Nhược điểm của diot Zener là hiệu suất hoạt động không cao, dễ hư hỏng và bị giới hạn về dòng điện đầu ra tối đa.

Nguồn dòng điện tử dựa trên Op-amp: Op-amp (operational amplifier - bộ khuếch đại thuật toán) là một linh kiện điện tử đa năng có thể được sử dụng để tạo ra nguồn dòng điện tử. Op-amp có khả năng khuếch đại điện áp đầu vào, đồng thời giữ dòng điện đầu ra ổn định. Nguồn dòng Op-Amp thường sử dụng trong các ứng dụng cần yêu cầu độ chính xác cao, ổn định tốt và linh hoạt trong điều chỉnh dòng điện

Các loại nguồn dòngCác loại nguồn dòng

3. Nguồn đèn LED điện áp không đổi (nguồn áp) là gì?

Định nghĩa nguồn áp:

Nguồn đèn LED điện áp không đổi (Voltage Source) là loại nguồn cung cấp điện áp không đổi giữa 2 cực dương và âm hay điện áp đầu ra DC ổn định không đổi. Hầu hết những nguồn đèn LED không đổi phổ biến ở mức 12VDC & 24VDC. Nguồn điện áp không đổi sẽ luôn duy trì một điện áp không đổi bất kể loại tải nào đặt lên nó.

Nguồn điện áp không đổi DC được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng điện tử, bởi hầu hết các thiết bị điện tử hiện nay yêu cầu nguồn điện áp ổn định và không đổi.

Nguồn áp led dâyNguồn áp led dây

Các loại đèn LED dây trên thị trường hiện nay thường sử dụng điện áp không đổi và được đánh dấu mức điện áp đầu vào trên mỗi thanh. Bạn chỉ cần xem kí hiệu 12VDC hay 24VDC ghi chú bên trên để chọn loại nguồn cho thích hợp.

Các loại nguồn áp phổ biến thường dùng:

Pin: Pin là một nguồn điện áp ổn định DC phổ biến, dùng để chuyển hóa năng lượng hóa học thành năng lượng điện. Pin thường được sử dụng trong các thiết bị di động như điện thoại, máy tính xách tay, đồng hồ, v.v.

Adapter hay bộ chuyển đổi AC sang DC: Đây là loại nguồn điện áp ổn định DC được tạo ra bằng cách chuyển đổi nguồn điện áp 220V từ điện lưới. Linh kiện bên trong thường sử dụng như biến áp, bộ lọc, diot và bộ ổn áp để chuyển đổi điện 220V sang nguồn DC.

Bộ nguồn xung điện tử (SMPS): SMPS là một loại nguồn điện áp ổn định DC hoạt động một cách hiệu quả và nhẹ nhàng, nguyên lý hoạt động là chuyển đổi điện áp AC sang DC bằng cách sử dụng mạch xung. SMPS dùng bộ điều chỉnh xung để kiểm soát điện áp đầu ra, giúp đạt được hiệu suất cao và ổn định.

Bộ nguồn tuyến tính: Bộ nguồn tuyến tính là một loại nguồn điện áp DC sử dụng điện trở và bộ ổn áp tuyến tính để tạo ra điện áp đầu ra ổn định. Mặc dù hiệu suất của chúng không cao bằng SMPS, bộ nguồn tuyến tính có ưu điểm về độ ổn định và độ nhiễu điện từ thấp.

Các loại nguồn áp DCCác loại nguồn áp DC

4. Làm thế nào để biết được chip LED sử dụng nguồn dòng hay nguồn áp?

Như phân tích bên trên, nguồn đèn LED được phân thành 2 loại là nguồn dòng và nguồn áp, vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để biết được đèn LED sẽ dùng nguồn dòng hay nguồn ổn áp.

     Trường hợp đèn LED sử dụng nguồn dòng:

Nếu bạn nhìn vào biểu đồ dòng điện và điện áp của đèn LED thì bạn sẽ thấy một đặc điểm giữa mối quan hệ của 2 đại lượng này. Dòng điện (mA) qua chip LED sẽ theo tỉ lệ cấp số nhân với điện áp. Nghĩa là chỉ cần thay đổi 5% nhỏ nhất của điện áp (2,74V đến 2.87V) cũng có thể tạo ra dòng điện tăng hơn 100% từ 350mA đến 700mA.

Nguồn dòng và nguồn áp đồ thịMối liên hệ giữa điện áp và dòng điện cho chip LED

Điều này thực sự là một thử thách đối với những đèn LED có công suất cao. Bởi lẽ, dòng điện cao hơn sẽ làm cho đèn LED sáng hơn, nhưng đến một mức độ nào đó sẽ vượt quá giới hạn của dòng điện, quá dòng sẽ xãy ra, đặc biệt là ở môi trường có nhiệt độ nóng hơn. Dòng điện dư thừa sẽ làm tăng nhiệt độ của đèn LED và làm giảm tuổi thọ đèn.

Nguồn đèn LED 50WNguồn dòng 600mA công suất 50W với điện áp DC thay đổi 60-80VDC

Các loại đèn LED âm trần sẽ sử dụng nguồn dòng với dòng điện không đổi:

Các loại đèn LED âm trần thường sẽ sử dụng nguồn với dòng điện cố định để đảm bảo hiệu quả hoạt động và độ bền của chip LED. Đây là lý do những chip LED với công suất cao thì sẽ ưu tiên dùng nguồn LED ở mức dòng điện không đổi. Với bộ nguồn LED dòng không đổi, ngay cả khi với điện áp thay đổi theo nhiệt độ, bộ nguồn đèn LED vẫn duy trì dòng điện ổn định và ngăn chặn sự quá tải do nhiệt độ thoát ra

     Trường hợp đèn LED sử dụng nguồn áp:

Nguồn dòng ở trên được sử dụng đối với những chip LED có công suất cao với toàn bộ hệ thống chip LED được tích hợp trên một bảng mạch gốm (COB). Đối với một số ứng dụng khác, hệ thống LED chiếu sáng được tạo nên từ nhiều chip LED (SMD), các diod phát quang được tách rời nhau tạo trên một bảng mạch lớn hơn theo dạng nối tiếp hoặc song song. Điển hình theo đó là những sản phẩm đèn LED được lắp ráp với nhau như đèn LED dâyđèn LED thanh….

Sử dụng nguồn áp cho LED dâySử dụng nguồn áp cho LED dây

Các loại LED dây sẽ sử dụng nguồn áp DC:

Các nhà sản xuất đã tích hợp thêm lên bảng mạch chip LED một số điện trở có giá trị phù hợp để hạn chế về dòng điện, dòng điện qua chúng đã được tính toán theo một cách chính xác nhất. Vì vậy, nếu bạn thấy trên những đoạn LED thanh hay LED dây có ghi chú 12VDC hay 24VDC thì bạn chỉ cần sử dụng đúng dạng nguồn LED với điện áp không đổi tương ứng. Bạn không cần phải lo lắng về dòng điện tăng quá mức cho phép vì nó đã được điều chỉnh ngay trên bảng mạch mà nhà sản xuất đã làm sẵn.

5. Sử dụng nguồn dòng hay nguồn áp tốt hơn?

Đối với một số lĩnh vực về chiếu sáng ở mức công suất cao hay những loại đèn LED được sử dụng hiện nay thì một bộ nguồn dòng ở mức ổn định về dòng điện là được sử dụng phổ biến nhất. Các loại đèn LED tích hợp hay những đèn được mua sẵn đính kèm thêm bộ nguồn đều sử dụng nguồn LED ổn định dòng điện.

Sử dụng nguồn dòng hay nguồn ápSử dụng nguồn dòng hay nguồn áp

Tuy nhiên, rất nhiều ứng dụng hiện nay đòi hỏi phải thiết kế và thi công ngay tại hiện trường như một số dạng chiếu sáng với hình dáng đặc trưng. Người thợ phải tự tìm kiếm chip LED và nguồn đèn riêng để làm thì ứng dụng về nguồn dòng không đổi sẽ không còn thích hợp nữa. Thay vào đó là sử dụng bộ nguồn ở điện áp cố định. Thiết kế & thi công LED dây hay đèn hắt trần là một ví dụ điển hình.

     Ưu điểm của việc sử dụng nguồn dòng:

Khi bạn thiết kế chiếu sáng ở công suất cao hay sử dụng những loại đèn phổ biến, những loại đèn cần độ ổn định làm việc liên tục. Chúng tôi khuyên bạn hãy sử dụng bộ nguồn dòng ổn định dòng điện bởi vì:

- Độ bền theo thời gian cho toàn bộ hệ thống chiếu sáng cao do đèn LED được khống chế ở mức dòng điện ổn định, tránh hiện tượng chạm cháy do quá nhiệt.

- Bạn sẽ dễ dàng kiểm soát và tính toán được độ sáng chung cho toàn bộ không gian làm việc. Dễ dàng tạo được ánh sáng với độ sáng phù hợp hơn.

     Ưu điểm của việc sử dụng nguồn áp:

Bạn chỉ sử dụng bộ nguồn đèn Led điện áp không đổi trong trường hợp cần ánh sáng ở dạng đặc biệt hơn. Và khi khách hàng của bạn chỉ định dùng loại đèn này. Ưu điểm của nguồn ổn áp:

- Với nguồn điện áp không đổi 12VDC hay 24VDC là dạng công nghệ quen thuộc với hầu hết những kỹ sư thiết kế hay kỹ thuật lắp đặt. Và ai cũng có thể sử dụng được dạng nguồn này.

- Với một phạm vi chiếu sáng rộng lớn hơn thì chi phí cho hệ thống sử dụng nguồn áp ổn định sẽ thấy hơn nhiều so với sử dụng nguồn dòng.

6. Kết luận:

Qua bài viết trên của Besun LED Light về nguồn đèn LED ổn định dòng và nguồn LED ổn định áp, ứng dụng của từng loại trong thực tiễn... Hi vọng rằng sẽ cung cấp thêm cho bạn thông tin cần thiết để chọn lựa thiết bị đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay góp ý thêm về sử dụng nguồn dòng hay nguồn áp trong các ứng dụng thực tế, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0918.872.588 hoặc để lại thông tin liên hệ như bên dưới nhé. Chúng tôi sẽ hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc của bạn.

Besun LED Light cung cấp các loại đèn led chất lượng với giá thành tốt nhất cho bạn. Tất cả các loại đèn led do chúng tôi cung cấp đều có chất lượng tốt, chế độ bảo hành lâu. Đặc biệt, chúng tôi nhận tư vấn thiết kế lắp đặt tất cả các loại đèn led trong nhà ở, văn phòng, siêu thị và các công trình.Rất hân hạnh được hỗ trợ và hợp tác với bạn.





https://bit.ly/3nI2XKv

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nguồn Dòng và Nguồn Áp: Giải Thích Chi Tiết, Ưu Nhược Điểm và Lời Khuyên

 Trong lĩnh vực điện tử, nguồn dòng và nguồn áp  là hai thành phần rất quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về hai ...